Quãng đồng âm Đồng_âm_(âm_nhạc)

Định nghĩa của đồng âm:

Hai âm cao y hệt nhau.
— [2]

Thuật ngữ Đồng âm (tiếng Anh gọi là "unison" hay "prime"[3], tiếng Đức: Unisono, Einklang, hay Prime) có thể mang nghĩa ám chỉ một quãng âm (giả) hình thành bởi một âm cao và bản sao của nó; tỉ như quãng C–C, phân biệt với các quãng hai trưởng như C–D. Trong quãng đồng âm, hai âm cao có tỉ lệ tần số là 1:1, cách nhau 0 nửa cung hay 0 âm phân. Mặc dù hai âm cao đồng âm được xem là có cùng cao độ, chúng có thể được phân biệt với nhau vì chúng đến từ những nguồn phát âm khác nhau - có thể hai nguồn âm là hai nhạc cụ khác nhau (đồng âm nốt C được thể hiện bởi ghita và dương cầm (trợ giúp·thông tin)) hay giống nhau đồng âm nốt C được thể hiện bởi 2 dương cầm (trợ giúp·thông tin). Rõ ràng hai âm này đến từ hai nguồn có vị trí khác nhau hoặc có âm sắc khác nhau do khác loại nhạc cụ hay khác giọng hát (âm sắc khác nhau đồng nghĩa bới việc các sóng âm sẽ dạng sóng khác nhau - chúng có thể có cùng tần số bậc nhất nhưng sẽ khác nhau về biên độ của các sóng hài bậc cao). Quãng đồng âm được xem là quãng có mức độ consonant cao nhất trong khi đó quãng hai thứ thì kém nhất. Quãng hòa âm cũng là quãng dễ được điều âm nhất. Ký hiệu của quãng đồng âm là P1 hay PU.

Tuy nhiên, nhà soạn nhạc Gioseffo Zarlino đã nghi ngờ về tính hợp lý của đồng âm dưới tư cách là một quãng nhạc, lý do là nó không có sự tương phản và ông xem nó như một điểm trong hình học:

Sự bằng nhau không bao giờ được tìm thấy trong consonances hay trong các quãng nhạc, và đồng âm đối với nhạc sĩ thì tương tự như một điểm đối với nhà hình học. Điểm là khởi đầu của một đường thẳng nhưng bản thân nó không phải là đường thẳng. Đường thẳng không phải là một tập hợp của các điểm vì bản thân một điểm không hề có độ dài, độ rộng hay độ sâu để mà mở rộng hay kết nối với một điểm khác. Vì thế đồng âm chỉ có thể là khởi đầu của consonance hay quãng nhạc interval; nó không phải là consonance hay quãng nhạc, giống như một điểm thì không thể được mở rộng vậy.
— Gioseffo Zarlino, [4]